Layer 1 là gì? Nền tảng blockchain là nền tảng quan trọng bậc nhất

Layer 1 là những lớp nền tảng của tất cả blockchain, đóng vai trò rất quan trọng như một trụ cột giúp duy trì sự hoạt động và bảo mật của nền tảng blockchain. Nhưng điều gì làm cho những lớp này trở nên rất đặc biệt trong nền tảng? Cùng woalith tìm hiểu về layer 1 theo một cách đơn giản và dễ hiểu nhất nhé!

1. Layer 1 là gì?

Layer 1 là nền tảng cơ bản và quan trọng bậc nhất của một blockchain, giống như trụ cột của một nhà. Đây là một nơi mà tất cả các giao dịch được blockchain xử lý và xác nhận, cũng là một nơi để các nhà đầu tư lớn phát triển và có thể xây dựng các ứng dụng và dịch vụ trên đó nền tảng đó.

Có 2 loại Layer 1 nổi bật nhất trong thời gian hiên tại là:

  • Không hỗ trợ smart contract: là các nền tảng blockchain sinh ra chỉ giống như một cổng thanh toán, thời điển hiện tại thì dạng nền tảng blockchain này không được phát triển rộng rãi và mạnh mẽ nữa mà thay vào đó là những nền tảng blockchain có tính ứng dụng cao hơn. Các dự án Tiêu biểu cho loại blockchain này là Bitcoin, Dogecoin, Litecoin và nhiều những dự án khác.
  • Hỗ trợ smart contract: là một nền tảng blockchain cho phép xây dựng những dApps trên nó. Các dự án Tiêu biểu như Ethereum, Cardano, Solana và nhiều những dự án khác.

Layer 1 là gì?

Mời bạn đọc thêm: ‘Blockchain Layer là gì và cách phân biệt các loại Layer 0, 1, 2, 3’

Bình thường các Layer 1 sẽ sử dụng tài sản gốc của họ để trả thưởng, song song với nó cũng được sử dụng làm phí giao dịch trên mạng lưới. Ví dụ như Binance trả thưởng BNB cho các thợ đào (miner), Bitcoin sẽ dùng BTC để trả thưởng cho các validator tham gia vận hành mạng lưới của họ.

2. Những thành phần của layer 1

Một số phần quan trọng của blockchain Layer 1 bao gồm:

  • Cơ chế đồng thuận: Là một thành phần chính cốt lõi của Layer 1, các node sẽ chấp thuận với nhau về trạng thái của mạng lưới đó. Mỗi blockchain sẽ vận hành theo một cơ chế chấp thuận riêng phục vụ theo mỗi một mục đích khác nhau, một vài quy trình đồng thuận nổi trội như PoS, PoW, PoA,…
  • Block: Hay được goi là ”Khối” đây là một nơi gồm những giao dịch trong mạng lưới đó, mọi block sẽ chứa một lượng giao dịch giới hạn và Đính kèm thông tin của block trước đó. Được gắn kết khăng khít lại với nhau để tạo thành một chuỗi liên tục.
  • Miner/Validator: Là những người không phải máy tham gia vận hành mạng lưới đó, chịu trách nhiệm vai trò xác thực và đưa ra đề xuất các khối mới trên blockchain, chịu trách nhiệm các giao dịch là hợp lệ, mạng lưới được hoạt động trơn tru và an toàn.
  • Tài sản gốc: Hay được goi là ”Native Token” đây là một loại tài sản chính của blockchain này ”Bitcoin sẽ là BTC, Ethereum là ETH” ban hành, được xài chính cho việc làm phần thường cho miner/validator và để thanh toán phí phí giao dịch.
  • Smart Contract: Được goi là ”Hợp đồng thông minh” Là một kế hoạch được chạy tự động trên blockchain đó, tự động hóa thực hiện các yêu cầu nếu hai hoặc nhiều tham gia và đáp ứng được các Tiêu chuẩn của hợp đồng đó.

3. Phương thức đồng thuận

Cơ chế đồng thuận là một quy trình trong hệ thống blockchain, cho phép các node đạt được sự đồng nhất về trạng thái của mạng lưới bằng cách xác thực và truyền tải các thông tin đồng bộ qua lại lẫn nhau.

Không giống như các công ty truyền thống là tất cả các thông tin đều được lưu trữ tại một nơi tập trung, với blockchain thì thông tin sẽ được các node sẽ đều nắm giữ một bản sao của thông tin, thế nên không thể bị đánh cắp hay xoá dữ liệu.

Cơ chế đồng thuận

Hiện tại, có rất nhiều blockchain sử dụng các cách thức đồng thuận không giống nhau, mỗi một cách thức có ưu và nhược điểm riêng của nó. Một số cách thức phổ biến gồm như Proof of Stake (PoS), Proof of Work (PoW), Proof of Authority (PoA), Practical Byzantine Fault Tolerance,…. và nhiều cơ chế khác nhau nữa:

3.1 Proof of Work

  • Proof of Work là một trong những cách thức đồng thuận đầu tiên, các thợ đào sẽ cạnh tranh nhau với nhau để giải quyết các bài toán khó để có cơ hội thêm những đó block mới vào blockchain, sau đó sẽ được nhận lại phần thưởng đó.
  • theo như woaith biết Bitcoin là blockchain đầu tiên áp dụng PoW vào năm 2009 và trong vài năm sau đó thì cũng có những blockchain khác cũng áp dụng cơ chế này như Dogecoin, Litecoin,… và nhiều đồng coin khác được áp dụng PoW.

3.2 Proof of Stake

  • Proof of Stake là cơ chế đồng nhất dữ liệu mà trong đó các node bắt buộc phải khoá một lượng tài sản gốc của của mạng lưới blockchain đó để góp phần điều hành mạng lưới đó. Thay vì phải giải một bài toán khó như trong Proof of Work, PoS dựa vào mỗi số lượng tiền mà mỗi máy tính nắm giữ và sẵn sàng cam kết tài sản để quyết định xe ai là người xác minh các giao dịch đó.
  • Cơ bản mà nói, PoS là cải thiện của một Proof of Work trước đây bằng việc tôi ưu hóa hiệu suất tiêu tốn tài nguyên môi trường và các thiết bị công nghệ cao chuyên dụng. Tiêu biêu như Ethereum vào năm 2022 cũng đã từ trối PoW để chuyển sang PoS để tiết kiệm năng lượng tài nguyên cho những người vận hành mạng lưới đó.

3.3 Proof of Authority

  • Proof of Authority là một phiên bản của hệ thông đồng thuận PoS, chỉ khác ở chỗ là không phải ai cũng có thể tham gia trở thành validator mà phải được blockchain đó kiểm duyệt mức độ đáng tin cậy của người đó, điều đó sẽ giúp sẽ dàng cho việc quản lý validator nếu có bất kỳ hành vi gian lận nào.

3.4 Delegated Proof of Stake

  • Delegated Proof of Stake hay còn gọi là bằng chứng ủy quyền là một hệ thôngs đồng thuận được cải tiến dựa trên  PoS và PoA. Trong số đó, người nắm giữ tài sản số của blockchain đó sẽ bị khoá lại để bầu chọn cho một node có danh tiếng lớn để vận hành trực diện mạng lưới đó, thay vào đó họ sẽ nhận lại phần thưởng trong quá trình vận hành mạng lưới đó.
  • Chính vì vậy có một phần tích hợp của PoS nên bất kỳ người dùng nào cũng có thể tham gia vào và PoA thì sẽ bị hạn chế bởi số lượng của một validator có danh tiếng nào đó.

4. Những hạn chế của blockchain layer 1

Mục tiêu chính của mọi blockchain nào đó là sự phi tập trung, bảo mật, an toàn và tốc độ cực cao giữu việc cân bằng cả ba yếu tố này rất là khó vì nó lúc nào cũng đối lập với nhau, do đó đã có thêm một khái niệm là ‘‘Blockchain Trilemma’’.

Thế nên. các Layer 1 lúc nào cũng phải bắt buộc đánh đổi 1 trong 3 tiêu chí này để được hiệu quả của 2 tiêu chí còn lại. Ví dụ như Ethereum tập trung vào an toàn, bảo mật và phi tập trung thì sẽ mất đi khả năng phát triển kém, điều đó đã dẫn đến nhiều phương án phát triển được sinh ra và nhằm Khắc phục vấn đề khả năng phát triển của Ethereum.

những hạn chế mà các Layer 1 ở thời điểm hiện tại đang phải trải qua:

  • Khả năng phát triển: Cơ chế tổ chức của một blockchain đã được quyết định ngay từ lần đầu tiên nên việc thay thế sẽ rất khó khăn mà thay vào đó buộc phải thực hiện những nâng cấp đơn lẻ để tăng tống độ xử lý hoặc phải cần thêm những giải pháp phát triển bên ngoài.
  • Tương tác: Những Layer 1 được phát triển tích hợp từ nhiều ngôn ngữ khác nhau và cấu trúc khác nhau vậy nên việc tích hợp và tương tác với nhau vẫn là một trở ngại rất lớn.

5. Những layer 1 nổi bật nhất

Dựa trên số liệu từ Rootdata, tính tới thời điểm hiện nay đã có hơn 500 dự án tập trung vào những Layer 1 khác nhau, dưới đây là một số Layer 1 đáng chú ý nhất trên thị trường:

5.1: Bitcoin

Bitcoin là blockchain Layer 1 được biết đến là tổ chức đầu tiên toàn cầu được thành lâp một (hoặc một nhóm) sáng lập ra bởi một lập trình viên ẩn danh dưới tên Satoshi Nakamoto vào năm 2009. Bitcoin được sinh ra nhằm xây dựng một hệ thống thanh toán được thực hiện giữa những người với người nhiều ng hay gọi là (P2P) mà không phụ thuộc vào bất kỳ bên trung gian nào.

Bitcoin

Vận hành với hệ thống đồng thuận Proof of Work, Bitcoin được giới hạn 21 triệu BTC và không bao giờ tạo thêm BTC nữa, biến nó thành một loại tài sản có giá trị hiếm hoi. Bên cạnh đó, Bitcoin được ví là “vàng kỹ thuật số” do tính an toàn ,bảo mật cao và Tính chất lưu giữ giá trị về lâu dài.

5.2 Ethereum

Ethereum được coi là Layer 1 Thành công vượt trội cho đến nay, được thiết lập bởi Vitalik Buterin vào những năm 2013-2014. Là một phương án được sinh ra nhằm giải quyết chính về vấn đề của Bitcoin là không hỗ trợ smart contract, Ethereum nhanh tróng đã trở thành nên một cơi sốt ngay sau khi vừa ra mặt và vẫn giữ vững vị thế dẫn đầu các Layer 1 cho đến nay.

Ethereum

Dựa trên số liệu của DefiLlama, Ethereum đang là blockchain có TVL lớn nhất với $52,33 tỷ USD chiếm hơn 50% của thị trường và cùng với số lượng 2480 tập hợp những dự án từ nhỏ đến lớn, gấp 2 số lượng dự án so với hệ sinh thái đứng thứ hai là Polygon.

Một trong những yếu tố them chốt giúp Ethereum duy trì vị thế layer 1 hàng đầu:

  • Cộng đồng đông đảo: Ethereum đã phát triển nên một cộng đồng đông đảo với các nhà phát triển mạnh mẽ thông qua những cuộc thi Hackathon, đây cũng là một yếu tố quan trong góp phần thúc đẩy sự ra tăng nhanh chóng về số lượng người dùng trong hệ sinh thái.
  • Không ngừng cải tiến: Mặc dù cốt lõi của Ethereum rất khó để có thể phát triển thêm mạng lưới nhưng đội ngũ và cộng đồng của họ luôn luôn đề xuất các cách phát triển để cải tiến thêm nhằm múc đích cải thiện hiệu xuất mạng lưới định kỳ.
  • Sự đáng tin cậy: Cho dù Ethereum thường phải đối đầu với rất nhiều các Layer 1 mới với mục đích ”Ethereum Killer” dù trải qua nhiều biến động, dự án vẫn đứng vững nhờ niềm tin mà người dùng đã dành cho và nhà phát triển thông qua khả năng an toàn, bảo mật, tính minh bạch và tiềm năng mở rộng dần dần thông qua các bản cập nhật như Ethereum 2.0.

5.3 BNB Chain

BNB Chain (trong khóa khứ Binance Smart Chain) là một blockchain Layer 1 được xây dựng bởi nền tảng giao dịch hàng đầu hiện này là Binance. Xét về bản chất của BNB Chain giống với Ethereum, đều hỗ trợ smart contract nhưng sẽ hiệu quả hơn với khả năng phát triển cao, phí giao dịch thấp và tốc độ tính toán vướt trội.

BNB Chain

Sau khi đổi tên từ Binance Smart Chain thì BNB Chain đã được chia thành ba chain chính là BNB Smart Chain (BSC), opBNB và BNB Greenfield:

  • BNB Smart Chain (BSC): là một hệ thống blockchain có năng suất cao được thiết kể chỉ dành cho việc phát triển về những mảng dApp.
  • opBNB: là một giải pháp phát triển Layer-2 cho BNB Smart Chain, đẩy nhanh quá chình giao dịch và tối ưu chi phí giao dịch thông qua ứng dụng công nghệ Optimistic Rollups.
  • BNB Greenfield: là một giải pháp hạ tầng lưu trữ phi tập trung, cung cấp nền tảng an toàn, bảo mật và phát triển cho việc lưu trữ và quản lý dữ liệu trên blockchain, trai đổi quyền sở hưu và quản lý dữ liệu cho người dùng.

5.4 Solana

Solana là một trong blockchain được sáng lập bởi Anatoly Yakovenko, cựu thành viên của Qualcomm vào năm 2017. Được xây dựng nhằm mục định trở thành nền tảng hỗ trợ smart contract giống với Ethereum nhưng sẽ nhằm đạt được sự cân bằng về mức độ phí tập trung, tối ưu hóa tốc độ xử lý giao dịch và phí giao dịch thấp.

Solana

Đươc thiết kệ để đại hiệu xuất nên đến 65,000 TPS, Solana sự phối hợp giữa Proof of Stake và Proof of History để dung hoa các yếu tố của ”blockchain trilemma”. PoH giúp tăng cười hiệu xuất xử lý giao dịch bằng cách cung cấp một cơ chế xác định và cho phép xác minh và sắp xếp thứ tự giao dịch mà không cần sự trao đổi liên tục giữa cái node trong khi PoS sẽ đóng vai trò đồng ý và cho phép validator xác minh giao dịch dựa trên quy mô SOL đã stake.

Vào thời điểm mới bắt đầu ra mắt, Solana được cộng đồng hưởng ứng mạnh mẽ, được xem là blockchain web-scale tiên phong trên thế giới hướng đến mass-apdoption (áp dụng toàn bộ) cho rất nhiều mảng khác nhau như Gaming, NFT, DeFi, Payment,…nhưng không làm mất đi bản chất cốt lõi của một blockchain.

6. Tổng kết

Blockchain Layer 1 là bước tiến lớn trong hệ sinh thái blockchain, nó cung cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các dApp. Thi trường đang ngày càng mạnh mẽ, nhiều blockchain Layer 1 mới được sinh ra với nhiều mục đích khác nhau vì vậy, người dùng và nhà đầu tư nên nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa gia quyết định.

thông qua bài viết này, woalith đã đem đến nhiều thông tin giá trị liên quan đến layer 1 cho bạn khi tham gia thị trường,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top